A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học sinh tiểu học có cần học nhiều môn thế không?

(GDVN) - Với áp lực một tuần học gần 20 môn và yêu cầu các môn học quá cao thì viễn cảnh trước mắt những đứa trẻ lên 6 lên 7 sẽ phải miệt mài ngày đêm cày trên sách.

Nhìn vào phân bố chương trình phổ thông mới, nhiều người sẽ nhầm tưởng chương trình mới đã giảm tải được khá nhiều môn học so với chương trình hiện hành.

Thế nhưng chỉ ai là giáo viên dạy tiểu học ở hai chương trình hiện hành và VNEN mới biết được các môn học ở chương trình mới không giảm so với chương trình cũ mà còn tăng vì thêm một số môn học bắt buộc có phân hóa và môn học tự chọn.

Việc tăng môn học và tăng lượng kiến thức yêu cầu sẽ trở thành gánh nặng cho những đứa trẻ mới lớn.

Những môn học ở tiểu học

Ở chương trình hiện hành:

Học sinh tiểu học hiện đang được học khoảng 14-17 môn. Cụ thể Toán, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý (lớp 4, 5), Anh văn, Tin học (lớp 3, 4, 5), Thủ công, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Sinh hoạt tập thể, Sinh hoạt tập thể (bổ sung). 

Ở chương trình mới:

Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).

Với sự xuất hiện của những môn học bắt buộc có phân hóa thì một học sinh tiểu học thực chất phải học gần 20 môn mỗi tuần.


Ở chương trình mới đã xuất hiện môn Tiếng Việt. Theo sách VNEN môn Tiếng Việt được tạo ra bởi 5 phân môn:Giảm môn theo kiểu gộp môn

Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn của chương trình hiện hành. Môn Nghệ thuật gộp 3 môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Kĩ thuật.

Đây chỉ là sự thay đổi về hình thức (thay đổi về tên gọi các môn học) còn nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh lại chẳng có gì khác so với những tên gọi trước đây.

Sự thay đổi về hình thức kiểu này dễ đánh lừa mọi người rằng nhiều môn học đã được giảm tải. Với sự thay đổi kiểu này chỉ có duy nhất một điều lợi rằng các môn học tưởng ít hơn. Nhưng điều bất lợi lại quá nhiều.

Ví như môn Tiếng Việt học sinh khó theo dõi để học bài. Vì một bài học có chung một tên gọi được quy định học 3 tiết/bài. Một tuần học sinh học 3 bài là 9 tiết.

Chẳng hạn. bài 13A “Hãy yêu bố nhé”, bài 13B “Cha mẹ làm gì cho các con?”, bài 13C “Em yêu cha mẹ của em”. Với 9 tiết học Tiếng Việt thế này là đủ nội dung cho 5 môn học trước đây.

Khi trình bày bài học trong sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã dùng dấu sao để ngăn cách từng tiết.

Nếu như trước đây, học sinh học từng môn riêng biệt như học Tập đọc xong đến Tập viết, rồi đến Luyện từ và câu…thì nay vừa học Tập đọc, đôi khi lồng cả Luyện từ và câu, Tập viết…Với kiểu học “hổ lốn” như thế gây không ít khó khăn cho cả người dạy và người học.

Thế nên ở chương trình mới cũng có môn Tiếng Việt chẳng hiểu các nhà biên soạn sách có trình bày kiểu giống chương trình VNEN?

Môn Nghệ thuật được gộp 3 môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Kĩ thuật vẫn do 2- 3 giáo viên dạy nhưng khi đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn đánh giá riêng lẻ theo 3 môn riêng biệt.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết